
UBND phường Điện Phương tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2024

0235.3867334
Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm khá phát triển, mang lại lợi nhuận cao, sản phẩm từ nấm bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, đặc biệt một số chủng loại nấm có khả năng điều trị bệnh. Hơn nữa, trồng nấm góp phần tăng trị trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung cấp sản phẩm xuất khẩu có giá trị làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.
Trước những hiệu quả đó, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp thị xã Điện Bàn đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ thay thế phương pháp sản xuất mô gối truyền thống nhằm xem xét kết quả mang lại, nhân rộng quy mô sản xuất trên địa bàn.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2024, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã chọn 3 hộ trên địa bàn phường Điện Thắng Nam và xã Điện Hoà thực hiện sản xuất 1600 ký giống nấm rơm. Các hộ được chọn đợt nàyđảm bảo điều kiện về nhà xưởng và nhiệt tình ham học hỏi, đồng thời, cam kết thực hiện đúng yêu cầu về kỹ thuât được ứng dụng trong mô hình
Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã chia sẻ: “Để đảm bảo sản xuất hiệu quả, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã tổ chức tập huấn và trực tiếp hướng dẫn cho nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật từ các bướccải tạo nhà xưởng phù hợp; Tập huấn quy trình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ, các quy trình xử lý nguyên liệu, cấy giống, nuôi ủ sợi, chăm sóc và thu hái….”.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật của trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thường xuyên theo dõi hướng dẫn nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn nông dân mở sổ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất, cụ thể là nhiệt độ và độ ẩm cũng như năng suất. Trong đó, đối với việc xử lý nguyên liệu đặc biệt chú ý việc ủ giống, Nuôi ủ sợi đảm bảo về nhiệt độ, không khí, đảm bảo nhiệt độ không khí: 32 – 370C; độ ẩm từ 70 - 75%.
Trong chăm sóc và thu hái, chú ýnhà chăm sóc phải thông thoáng, tránh gió lùa trực tiếp, ánh sáng yếu toả đều khắp bề mặt tất cả mô nấm để quả thể nấm phát triển đều, nhiệt độ từ 28 - 320C, ẩm độ không khí từ 80 – 90%.
Mới đây, tại hội trường UBND phường Điện Thắng Nam, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bànđãtổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình. Tại hội thảo, các đại biểu được giải đáp các vấn đề xoay quanh việc trồng nấm,các loại bệnh hại nấm… và trực tiếp tham quan mô hình tại hộ sản xuất ông Lê Tự Thống, khối phố An Thanh, phường Điện Thắng Nam. Qua sản xuất mô hình thử nghiệm, kết quả đạt được từ mô hình sản xuất theo phương pháp mô trụ lãi tăng so với phương pháp mô gối truyềnthốnglà: 400.000đ/tấn nguyên liệu.
Về mặt kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ đơn giản và dễ áp dụng, giảm hơn 50% công lao động nên chủ động hơn trong sản xuất, tăng sản lượng nấm. Môhình thí điểm sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụsinh trưởng phát triển tốt, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất nguyên phế liệu phụ phẩm của ngành nông, lâm nghiệp góp phầnlàm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái cộng đồng và sức khỏe con người.
Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm KTNN thị xã cho biết thêm: “Qua thí điểm mô hình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã nhận thấy mô hình có khả năng thích nghi cho sản xuất nấm quanh năm, kỹ thuật dễ áp dụng, giảm 50% công lao động nên chủ động hơn trong sản xuất, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập”.
Do đó, thời gian đến, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã đề nghịUBND thị xã Điện Bàn tiếp tục hỗ trợ kinh phí để Trung tâm thí điểm mô hình sản xuất nấm rơm theo phương pháp mô trụ để đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế nhằm nhân rộng mô hình ở các địa phương khác.
Thu Hằng
Hiện nay, trên địa bàn thị xã, hình thức nuôi thâm canh các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao chưa phát triển nhiều, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Hình thức sản xuất này phù hợp với khu vực nội thị, nơi không có diện tích để đào ao. Tuy nhiên, nếu nuôi trong bể đơn thuần sẽ không xử lý được chất thải trong quá trình nuôi, không kiểm soát được lượng nước thải ra ngoài môi trường. Trước tình hình đó, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã tham mưu cho UBND thị xã đưa mô hình “nuôi cá Chình thương phẩm trong bể tuần hoàn nước” vào thực hiện với mục đích khắc phục những tồn tại, góp phần phát triển đối tượng có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy áp dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để xử lý nguồn nước nuôi, tái sử dụng nước nên hạn chế thải ra môi trường ngoài.
Đây là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp với vùng ven đô thị đặc biệt là phù hợp trong việc chuyển đổi sinh kế cho người dân trong khu vực nội thị không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Cuối tháng 4, năm 2023, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp đã chọn hộ anh Nguyễn Hữu Quốc Cường – Khối phố Phong Lục Tây - phường Điện Thắng Nam thực hiện mô hình.
Thực hiện mô hình, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí con giống, thức ăn. Hộ tham gia thực hiện mô hình đối ứng 50% kinh phí còn lại. Trước khi triển khai, hộ được Trung tâm KTNN thị xã Điện Bàn đưa đi tham quan học tập mô hình tại huyện Đại Lộc. Trong quá trình triển khai, hộ anh Cường cũng đã đi tham quan học tập ở một số địa phương có nghề nuôi cá chình phát triển. Sau khi nắm bắt quy trình kỹ thuật, anh đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, bể nuôi, hệ thống lọc cơ hoc, lọc sinh học cũng như máy móc thiết bị khác.
Qua hơn một năm thực hiện mô hình, qua theo dõi,tỷ lệ sống bằng 90%. Cỡ cá thu hoạch trung bình là 1,8 kg/con. Tổng chi phí sản xuất: gần 240 triệu đồng; Doanh thu mang lại là 466 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình là trên 226 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Tân, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã cho biết:So sánh giữa việc nuôi bằng bể thông thường với việc sử dụng hệ thống lọc sinh học hạn chế được hơn 70% nước thải ra ngoài môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên nước; Hệ thống lọc sinh học giúp hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi giúp hạn chế dịch bệnh, tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mô hình có ý nghĩa trong việc chuyển đổi sinh kế cho người dân nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi thông qua việc tận dụng chuồng trại chăn nuôi lợn. Đồng thời, bước đầu đã cho thấy việc sử dụng hệ thống lọc sinh học giảm ô nhiễm do nước thải, tiết kiệm nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Thu Hằng