0235.3867334

        Sáng ngày 25/4/2025, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMT xã Điện Phong tổ chức lễ công bố Quyết định xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Tham dự lễ có ông bà Lê Thị Minh Tâm – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; ông Trần Hải Vân – Phó trưởng Ban tổ chức tỉnh uỷ; ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – môi trường, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Hồng Lai – Phó Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnh; ông Phan Ngọc Hải –UVBTV, Chủ tịch UBMT thị xã; ông Lê Thành – Bí thư đảng uỷ xã; bà Lê Thị Kiều Trâm – Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã; ông Dương Hiển Công – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; bà Nguyễn Thị Hạnh – UVBTV, Chủ tịch UBMT xã.

        Sau khi về đích xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022, xã Điện Phong tiếp tục đề ra mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024. Để đạt được mục tiêu đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp với quyết tâm cao. Cùng với việc tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu, xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiễu mẫu,xã tập trungđầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngoài cánh đồng được triển khai đồng bộ, đồng thờiquan tâm đến phát triển sản xuất trong xây dựng Nông thôn mớigắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 67,3 triệu đồng/người/năm. 7/7 thôn đạt đều đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 100% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông của xã đã phát triển đồng bộ; 100% đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm được bê tông hóa và có hệ thống đèn chiếu sáng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển khá toàn diện; 100% đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2, trong đó 03 cấp học, mầm non, tiểu học và THCS đều được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Sau 2 năm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã Điện Phong đã đạt được 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

 

     Tại buổi lễ, bà Lê Thị Minh Tâm – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; ông Trần Hải Vân – Phó trưởng Ban tổ chức tỉnh uỷ; ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – môi trường, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Hồng Lai – Phó Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnhđã trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, bằng khen và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Điện Phong. Ông Phan Ngọc Hải – UVBTV, Chủ tịch UBMT thị xã trao tặng thưởng công trình phúc lợi 500 triệu đồng.

Mi Ni - Phương Thịnh - Lệ Trinh

 

         Thôn Phú Văn nằm ở phía Tây trung tâm hành chính của xã  Điện Quang, có 435 hộ dân, 405 viên phụ nữ, được phân bổ đều ở 10 tổ nhân dân gắn với tổ chức đoàn thể. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo, điều hành của chi bộ, Ban nhân dân, ban công tác Mặt trận thôn, sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp Hội, Chi hội Phụ nữ thôn Phú Văn đã triển khai và thực hiện tốt các mặt hoạt động phong trào công tác Hội. Là đơn vị nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc tiêu biểu và được Hội LHPN Thị xã tặng giấy khen.

         Được sự quan tâm của Ban thường vụ Hội LHPN Thị xã Điện Bàn, Hội LHPN xã Điện Quang, năm 2018 chi hội Phụ nữ thôn Phú Văn được chọn làm điểm ra mắt mô hình  “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch kiểu mẫu xây dựng NTM”. Qua triển khai thực hiện được Hội cấp trên đánh giá hiệu quả rất cao. Năm 2024, Hội LHPN xã tiếp tục ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại thôn Phú Văn gắn với giữ chuẩn và nâng chuẩn Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu. Từ các nền tảng có sẵn trước đó nên việc phát động mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” được sự đồng thuận cao của chị em Hội viên Phụ nữ và giúp cho 403/435 hộ đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 có  3 sạch” đạt tỷ lệ 92,6 %.

         Để thực hiện tốt cuộc vận động, Chi hội tập trung đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các tiêu chí thực hiện cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch” góp phần thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu; từng nội dung “Có” và “Sạch” được cụ thể hóa theo hướng bao gồm cả nội dung mang tính vận động, định hướng hành vi có nội dung phù hợp với đặc thù địa bàn với nhu cầu thiết thân, nguyện vọng, lợi ích của phụ nữ, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội.

         Đặc biệt, Chi hội cũng đã chú trọng tổ chức và triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững gắn với giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó nổi bật về xây dựng các tuyến đường tự quản, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

         Trong những năm qua, hệ thống chính trị của thôn nhà luôn luôn giữ vững dẫn dau phong trào ở đại phương. Được các cấp trao tặng nhiều bằng khen giấy khen. Đời sống cơ sở vật chất, tinh thần, kiến thức của nhân dân nói chung và của hội viên phụ nữ nói riêng ngày được nâng cao. Cảnh quan môi trường nông thôn luôn xanh sạch đẹp. Các tuyến đường trong thôn đều được giao cho các toàn thể đảm nhận tự quản. Riêng tuyến đường chính từ 610B đến nhà thờ tộc Trần Ngọc dài trên 600m được chi hội phụ nữ đảm nhận tự quản. Hằng tháng chi hội vận động các tổ hội ra quân dọn dẹp vệ sinh chăm sóc cây xanh cảnh quan. Từ các nguồn hỗ trợ và vận động xã hội hóa, các tuyến đường trong thôn đã được đầu tư chỉnh trang với số tiền trên 100.000.000 đồng, đã trồng 400 chậu hoa giấy, 100 cây bàng Đài Loan, và một số cây như tường vi, mai vạn phúc… được lấy từ nguồn vườn ươm nông thôn mới.  Cùng với sự đầu tư và chăm sóc, các tuyến đường trong chi hội tham gia dự thi do các cấp hội trên tổ chức đều đạt giải cao.

         Chi hội thực hiện mô hình phát động của UBMTTQVN xã dành 10 phút mỗi ngày để vệ môi trường, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đặc biệt trước nhà của mình. Chính vì vậy hầu hết các tuyến đường đều sạch đẹp.

         Ngoài việc vận động nhân dân di dời chuồng trại ra đồng, khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, việc thu gom và phân loại rác thải đầu nguồn là việc chi hội luôn quan tâm, hướng dẫn cho hội viên phụ nữ tự giác phân loại rác thải ngay tại nhà và tổ chức nhiều buổi tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của mỗi hội viên phụ nữ, góp phần giảm thiểu chi phí thu gom. Từ nguồn hỗ trợ của xã và xã hội hoá, Chi hội hỗ trợ cho mỗi hộ trang bị 2 sọt rác. Vì vậy công tác phân loại rác thải và thu gom thuận lợi, 100% hội viên tham gia tốt chương trình này và thanh toán đầy đủ phí thu gom hàng tháng, góp phần thực hiện tốt chương trình Việc làm nhỏ - Công trình lớn do Hội LHPN thị xã phát động hàng năm thu được với số tiền 6.500.000 đồng.

Huyền Chi

       Thực hiện Đề án nâng cấp mở rộng trục chính giao thông nông thôn, giao thông đô thị giai đoạn 2019 – 2025 theo Nghị quyết số 15 của HĐND thị xã Điện Bàn mở rộng 40,6 km đường nhằm cải thiện hạ tầng giao thông khu vực nông thôn, từng bước nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị, người dân Nhị Dinh 2 (xã Điện Phước) đã tích cực hưởng ứng, góp phần vào thành công chung xây dựng xã Điện Phước thành xã NTM kiểu mẫu.

       Tuyến đường số 1 từ Bờ đập đến giáp thôn Nhị Dinh 3 thuộc thôn Nhị Dinh 2, xã Điện Phước có chiều dài 1.150m. Do đầu tư quá lâu và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuyến đường trên không đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân trên tuyến đường và khu vực. Người dân đã tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc, di dời tường rào, cổng ngõ, mở rộng nền đường 7,5m, bê tông mặt đường rộng 5,5m. Với giá đất hiện nay, việc mỗi hộ hiến vài chục đến cả trăm mét vuông đồng nghĩa mất hàng chục đến hàng trăm triệu đồng và việc phá bỏ tường rào, cổng ngõ cũ để xây mới cũng tốn khá nhiều tiền nhưng bà con vẫn sẵn lòng. Có những hộ mới xây tường rào, cổng ngõ kiên cố 300, 400 triệu đồng cũng tự nguyện di dời. Ngoài trục đường chính, các tuyến ngõ xóm nhân dân cũng tự nguyện hiến đất và di dời tường rào, cổng ngõ. Không chỉ từng hộ dân, các tộc họ cũng hưởng ứng tích cực. Hội đồng gia tộc đã thuyết phục bà con trong dòng tộc hiến đất của nhà thờ.

       Sau khi tuyến đường được đầu tư nâng cấp mở rộng, hai bên tuyến đường  có  trồng  cây  xanh, trồng hoa do người dân tự chăm sóc, quản lý. Các hộ dân trên đường có gắn số nhà, trên đường có biển báo giao thông đầu tuyến và tại  các  điểm tránh xe trên đường, nên giao thông trên tuyến đường rất an toàn, không xảy ra tai nạn… Tuyến đường được trang bị đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng và thường xuyên duy tu, bảo dưỡng. Việc xây dựng nhà cửa, hàng rào, cổng ngõ của các hộ dân trên tuyến đường này được thực hiện đúng theo quy hoạch được phê duyệt và bảm bảo quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, an toàn giao  thông. Hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Các công trình phục vụ tuyên truyền, các biển quảng cáo,… được lắp đặt gọn gàng, đảm bảo an toàn giao thông và quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hằng tuần, hằng tháng, người dân ra quân dọn dẹp vệ sinh đường làn ngõ xóm thường xuyên.

       Tuyến đường số 1 thôn Nhị Dinh 2 do chi hội phụ nữ thôn tự quản với chiều dài hơn 1500 m hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới. tường rào, cổng ngõ và được xây mới thẳng tắp, khang trang, sạch đẹp, hai bên đường được chị em phụ nữ trồng hơn 200 cây xoài, 500 cây hoa tường vi, 100 hoa giấy, hơn 500 gốc hoa thiên điểu và còn trồng thêm các loại hoa mười giờ, bươm bướm, chiều tím. Phong trào “Mỗi tháng dành một ngày vì môi trường nông thôn sáng xanh sạch đẹp” được chị em tích cực thực hiện, đi vào nề nếp. Hằng tháng, các chị em phụ nữ cùng tham gia dọn cỏ hai bên đường, nhặt rác, cắt tỉa các nhành cây, chăm sóc tuyến đường hoa.

       Ngoài việc trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa, nhằm nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia các hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình. Đường làng, ngõ xóm đến gian bếp, nếp nhà đã được chị em chăm sóc sạch đẹp. Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

       Khi ý Đảng đi vào lòng dân, có được sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị thì phong trào làm đường giao thông ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đi giữa những con đường rợp sắc màu của hoa, những hàng cây xanh toả bóng mát, lòng người cũng nhẹ nhàng, thanh thoát, mừng vui khi quê nhà ngày càng đẹp và bình yên.                                                            

Huyền Chi

      Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, Nhị Dinh 3 (xã Điện Phước) là một trong những thôn về đích NTM kiểu mẫu sớm nhất của thị xã Điện Bàn.

      Những năm gần đây, thôn đã tham gia thực hiện nhiều đề án mang tính hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển và từng bước hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội như: đề án chuyển đổi cây trồng con vật nuôi, đề án phát triển giao thông nông thôn, đề án phát triển GTNĐ, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu…

      Người dân Nhị Dinh 3 đã chủ động hiến đất, cây cối, hoa màu mở rộng một tuyến đường chính trong thôn dài 670m, mở rộng nền đường 7,5m, bê tông lòng đường 5,5m. Tuyến thứ 2 dài 520m, mở rộng nền đường 6m, bê tông 5m.Tuyến thứ 3 dài 135m. Thôn tiếp tục nâng cấp, cải tạo 450m đường trong thôn, mở rộng 7,5m. Tại vị trí ngã ba, ngã tư đều được gắn bảng tên đường, biển báo giao thông, biển chỉ dẫn, một số vị trí đặt đền tín hiệu, gờ giảm sốc. Hai bên lề đường đều được trồng cây xanh và các loài hoa. 9 tuyến đường ngõ, xóm của thôn đã lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Hộ gia đình có tường rào, cổng ngõ được xây dựng khang trang, hài hòa với cảnh quan làng quê. Nhà ở kiên cố đạt tỷ lệ 100%. Tuyến đường phụ nữ tự quản rợp sắc màu của các loài hoa.

      Có thể nói, tinh thần hưởng ứng của người dân Nhị Dinh 3 rất mạnh mẽ. Những công trình tường rào cổng ngõ mới xây dựng tổng trị giá vài trăm triệu đồng nhưng được sự vận động của Chi ủy, Ban nhân dân thôn, người dân vẫn hưởng ứng di dời bàn giao mặt bằng để triển khai công trình mở rộng đường giao thông đúng tiến độ.

      Điểm mạnh của Nhị Dinh 3 là phần lớn người dân phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ từ lợi thế vệt dân cư bố trí trên tuyến ĐT609. Tất cả hộ dân có nhà ở kiên cố...Phong trào khuyến học khuyến tài được đẩy mạnh. Tỷ lệ con em người dân trong thôn học hành đỗ đạt, có việc làm rất cao.

      Nhà văn hóa thôn Nhị Dinh 3 được nâng cấp mở rộng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, tường rào, cổng ngõ được xây dựng kiên cố, hệ thống âm thanh, ánh sáng và các trang thiết bị được lắp đặt mới đảm bảo sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, phục vụ wifi miễn phí để nhân dân khai thác các thông tin hữu ích qua mạng phục vụ sản xuất và đời sống, lắp đặt kệ sách và bố trí trên 100 đầu sách các loại. Khu thể thao thôn bao gồm 2 sân bóng chuyền đạt chuẩn, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao, thu hút đông đảo người dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên.

      Nhị Dinh 3 được công nhận “Thôn văn hóa” liên tục trong 5 năm, gia đình văn hóa 96,5%, 97,7% có phương tiện để tiếp cận thông tin, 96% hộ gia đình có thiết bị thông minh. Thôn thường xuyên dọn vệ sinh, có điểm tập kết rác thải chung đảm bảo vệ sinh trước khi thu gom.

      Trên địa bàn thôn không có bạo lực gia đình. Ban Phát triển thôn và các đoàn thể chính trị thôn thường xuyên bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. 100% công dân trong độ tuổi dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ chấp hành tốt việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. 100% hộ gia đình trong thôn cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về an ninh, trật tự”, không có điểm nóng, không có người mắc tệ nạn xã hội, không xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng, mô hình camera an ninh hoạt động hiệu quả.

      Diện mạo nông thôn của thôn tiếp tục khởi sắc, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết trong nhân dân. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục được quan tâm. Nhiều mô hình phát triển kinh tế trong thôn được nhân rộng góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, thu nhập bình quân đầu người của thôn năm 2024 hơn 63 triệu đồng/người/năm, thôn không còn hộ nghèo. Các phong trào văn hoá văn nghệ được tổ chức thường xuyên, nhiều nội dung, được đông đảo nhân dân trong thôn tham gia, hưởng ứng.

      Có thể nói Chi uỷ, Ban nhân dân, Ban công tác mặt trận thôn rất tích cực huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với sự quyết tâm, đồng thuận chung sức đồng lòng của người dân trong triển khai thực hiện chương trình. Đồng thời phát huy vai trò chủ thể của người dân để họ tích cực tham gia xây dựng thôn NTM kiểu mẫu với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, huy động nguồn lực đầu tư trực tiếp từ chương trình, các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, đề án đang được triển khai và vốn vận động của các tổ chức, cá nhân, người con xa quê... Đặc biệt là vận động người dân tham gia góp công, góp của, hiến đất, vật kiến trúc làm đường GTNT, GTNĐ, xây dựng các thiết chế văn hóa...

      Bên cạnh việc nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thôn khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có những thành tích trong xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, tạo phong trào thi đua chung tay xây dựng thôn NTM kiểu mẫu ở tập thể, cá nhân và địa bàn dân cư để hôm nay Nhị Dinh 3 trở thành một vùng quê đáng sống, được các địa phương trong tỉnh đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Huyền Chi

       Những năm qua, xã Điện Trung tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, làm cho diện mạo vùng nông thôn nơi đây ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn.

       Ngay sau khi đạt chuẩn NTM, Đảng bộ, chính quyền xã Điện Trung tiếp tục phát huy thế mạnh, chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp triển khai quyết liệt và đồng bộ để đưa xã về đích NTM nâng cao năm 2022 và NTM kiểu mẫu năm 2024. Trong giai đoạn xây dựng xã NTM kiểu mẫu với những yêu cầu về chất lượng của các tiêu chí cao hơn, song, với quyết tâm cao xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu, Đảng ủy xã đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; UBND xã xây dựng kế hoạch, phương án về thực hiện nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy; kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu. Mặt trận và các đoàn thể phát động phong trào thi đua, tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên, đoàn viên và Nhân dân cùng chung sức xây dựng NTM kiểu mẫu.UBMT xã  đã phối hợp với UBND và các hội đoàn thể triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tập trung vận động nhân dân tiếp tục di dời tường rào cổng ngõ, chỉnh trang khu dân cư, trồng cây xanh, trồng hoa trên các tuyến đường tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Xây dựng các mô hình như “Vườn ươm nông thôn mới” để xây dựng các tuyến đường hoavà mô hình “Camera an ninh”.Bên cạnh đó, các Hội đoàn thể xã tập trung xây dựng các tuyến đường tự quản, các mô hình góp phần xây dựng xã NTM kiểu mẫu như: Hội LHPN xã với mô hình “Chi hội 5 không - 3 sạch kiểu mẫu gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh”; Hội Nông dân với mô hình “Chi hội 3 nói - 3 có - 3 bảo vệ”; Hội Cựu chiến binh với mô hình “Chung sức xây dựng NTM nâng cao”; Đoàn Thanh niên với mô hình“ngày chủ nhật xanh.

       Với cách làm thận trọng, bài bản, làm đâu chắc đấy, tạo được phong trào, khích lệ được người dân, chính vì thế mà ngay sau khi triển khai, Điện trung đã huy động được sự vào cuộc rất tích cực của đại đa số Nhân dân trongxã. Nguồn kinh phí đã huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2024 là 165 tỷ 271 triệu đồng, Trong đó: Vốn trực tiếp từ CTMTQG nông thôn mới: 39 tỷ 420 triệu đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 57 tỷ 245 triệu đồng. Vốn tín dụng doanh nghiệp, HTX: 28 tỷ 879 triệu đồng. Vốn huy động khác: 39 tỷ 726 triệu đồng.

       Trong phát triển kinh tế, Điện Trung tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây trồng, đẩy mạnh các mô hình chuyên canh, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết bao tiêu sản phẩm; hiện nay trên địa bàn xã có HTX Nông nghiệp Điện Trung hoạt động hiệu quả, hằng năm HTX đều tổ chức liên kết các công ty trong và ngoài tỉnh, tổ chức sản xuất lúa giống, mỗi năm liên kết từ 10-20ha, HTX làm bà đỡ như cho nhân dân mua phân, giống, thuốc trả chậm, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân yên tâm sản xuất. Trong chăn nuôi trên địa bàn xã có nhiều mô hình chăn nuôi bò 3B đang phát triển mạnh, mỗi hộ nuôi từ 10 đến 30 con bò lai 3B, trồng rau màu,.. đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó thu nhập bà con nhân dân trên địa bàn xã ngày càng nâng lên rõ rệt. Với lợi thế là xã nằm trung tâm của khu vực Gò Nổi nên thương mại, dịch vụ có điều kiện phát triển. Xã có chợ truyền thống, 1 cửa hàng xăng dầu, 1 công ty và 150 hộ kinh doanh cá thể, 50 hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ,..không những đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày của người dân mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể, với mức thu nhập bình quân từ 6-7,5 triệu đồng/người/tháng.Phong trào thi đua của các đoàn thể: Cựu Chiến binh, Nông dân, Phụ nữ về sản xuất kinh doanh giỏi được phát động hàng năm, đem lại kết quả cao, có hàng trăm hộ gia đình đăng ký và đạt gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi.

       Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 xã Điện Trung đạt: 68,87 triệu đồng/người/năm, cao hơn 15,23% so với năm 2023 và cao hơn 14,78% quy định về tiêu chí thu nhập của xã NTM nâng cao và đạt 104,35% so với quy định đạt chuẩn chỉ tiêu thu nhập xã NTM kiểu mẫu năm 2024. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm xuống còn 0,71%.

       Kinh tế phát triển, Nhân dân có nguồn thu nhập ổn định nên tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Chung sức xây dựng NTM” với sự phát triển khá đồng đều ở cả 4 thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông của xã đã phát triển đồng bộ; 100% đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm được bê tông hóa và có hệ thống đèn chiếu sáng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển khá toàn diện, 4/4 thôn được công nhận khu dân cư văn hóa và thôn NTM kiểu mẫu; 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 98%; tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100%; 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

       Phát huy những thuận lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, trong quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu, Điện Trung đã tích cực triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”... đặc biệt là phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn; đồng thời huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

       Về Điện Trung hôm nay dễ dàng nhận thấy nơi đây đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Làm nên sự đổi thay ấy không ai khác chính là người dân. Đó là thành quả của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Điện Trung sau hơn 10 năm đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Với những lợi ích kinh tế - xã hội mang lại làm cho người dân nơi đây nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc tiếp tục nâng cao các tiêu chí NTM kiểu mẫu, tạo tiền đề quan trọng để Điện Trung tiếp tục nỗ lực vươn lên và trở thành một vùng quê đáng sống.

Mi Ni

        Sáng ngày 4/4/2025, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMT xã Điện Trung tổ chức lễ công bố Quyết định xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Tham dự lễ có ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – môi trường, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam; bà Phùng Thị Ngọc Quyên – Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh; ông Nguyễn Hồng Lai – Phó Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnh; ông Lê Văn Quang – Phó Bí thư thường trực thị uỷ; bà Trần Kim Thoa – UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo và dân vận thị uỷ; bà Nguyễn Thị Minh Châu – TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã; ông Phùng Hoàng Việt – TUV, Bí thư đảng uỷ xã; ông Trần Tình – Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã; ông Phạm Phú Long – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã.

        Sau khi về đích xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022, xã Điện Trung tiếp tục đề ra mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024. Để đạt được mục tiêu đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp với quyết tâm cao. Cùng với việc tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu, xã tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh kinh tế nông nghiệp, chủ động xây dựng nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên gần 69 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,71%. 4/4 thôn đạt đều đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 100% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông của xã đã phát triển đồng bộ; 100% đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm được bê tông hóa và có hệ thống đèn chiếu sáng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế phát triển khá toàn diện; 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 98%; tỷ lệ thu gom rác thải đạt 100%; 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Sau 2 năm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã Điện Trung đã đạt được 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

        Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – môi trường, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Hồng Lai – Phó Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnh đã trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, bằng khen và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Điện Trung. Ông Lê Văn Quang – Phó Bí thư thường trực thị uỷ và bà Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND thị xã trao tặng thưởng công trình phúc lợi 500 triệu đồng.

        Dịp này, UBND xã Điện Trung tặng giấy khen cho 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM kiểu mẫu, đồng thời phát động phong trào thi đua giữ vững danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu.

Mi Ni

       Những năm qua, chi hội phụ nữ thôn Phú Văn (xã Điện Quang) đã triển khai và thực hiện tốt các mặt hoạt động phong trào công tác Hội, là đơn vị nhiều năm liền tiêu biểu và được Hội LHPN thị xã tặng giấy khen.

       Năm 2018, chi hội phụ nữ thôn Phú Văn được chọn làm điểm ra mắt mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch kiểu mẫu xây dựng NTM” được Hội cấp trên đánh giá hiệu quả rất cao. Năm 2024, Hội LHPN xã Điện Quang tiếp tục ra mắt mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại thôn Phú Văn gắn với giữ chuẩn và nâng chuẩn Khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu. Từ các nền tảng có sẵn trước đó nên việc phát động mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” được sự đồng thuận cao của chị em hội viên phụ nữ và hằng năm giúp cho 403/435 hộ đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 có  3 sạch”, đạt tỷ lệ 92,6 %.

       Để thực hiện tốt cuộc vận động, chi hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các tiêu chí thực hiện cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch” góp phần thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu; từng nội dung “Có” và “Sạch” được cụ thể hóa theo hướng bao gồm cả nội dung mang tính vận động, định hướng hành vi có nội dung phù hợp với đặc thù địa bàn với nhu cầu thiết thân, nguyện vọng, lợi ích của phụ nữ, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Hội. Đặc biệt chi hội cũng đã chú trọng tổ chức và triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững gắn với giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí thôn Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó nổi bật về xây dựng các tuyến đường tự quản, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

       Trong những năm qua, hệ thống chính trị của thôn luôn giữ vững dẫn trào phong trào ở địa phương, được các cấp trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đời sống cơ sở vật chất, tinh thần, kiến thức của nhân dân nói chung và của hội viên phụ nữ nói riêng ngày càng nâng cao. Cảnh quan môi trường nông thôn luôn xanh sạch đẹp. Các tuyến đường trong thôn đều được giao cho các toàn thể đảm nhận tự quản. Riêng tuyến đường chính từ 610B đến nhà thờ tộc Trần Ngọc dài trên 600m được chi hội phụ nữ đảm nhận tự quản. Hằng tháng chi hội vận động các tổ hội ra quân dọn dẹp vệ sinh chăm sóc cây xanh cảnh quan. Từ các nguồn hỗ trợ và vận động xã hội hóa, các tuyến đường trong thôn đã được đầu tư chỉnh trang với số tiền trên 100.000.000 đồng, đã trồng 400 chậu hoa giấy, 100 cây bàn Đài Loan, và một số cây như tường vi, mai vạn phúc… được lấy từ nguồn vườn ươm nông thôn mới. Cùng với sự đầu tư và chăm sóc, các tuyến đường trong chi hội tham gia dự thi do các cấp hội trên tổ chức đều đạt giải cao. Thực hiện mô hình do UBMT xã phát động, chị em dành 10 phút mỗi ngày để vệ môi trường, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đặc biệt trước nhà của mình nên hầu hết các tuyến đường đều sạch đẹp.

       Yếu tố môi trường luôn là vấn đề chi hội phụ nữ quan tâm nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chị em tự nguyện di dời chuồng trại ra đồng, khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Việc hướng dẫn cho hội viên phụ nữ tự giác phân loại rác thải ngay tại nhà luôn được chi hội và các cấp chính quyền triển khai thường xuyên.

       Từ nguồn hỗ trợ của xã và xã hội hoá, chi hội hỗ trợ chị em sọt rác nên việc phân loại rác thải và thu gom thuận lợi, 100% hội viên tham gia tốt chương trình này và thanh toán đầy đủ phí thu gom hàng tháng.

       Bên cạnh những kết quả đạt được chi hội vẫn còn nhiều khó khăn, ban chấp hành chi hội có 3 người, tổ hội 10 người nhưng chế độ hỗ trợ chỉ có một chức danh chi hội trưởng. Dụng cụ thùng, xô, giỏ thu gom rác thải qua thời gian sử dụng hư hỏng, không có nguồn kinh phí mua mới để trang bị lại. Rác thải được phân loại đưa ra môi trường, khi thu gom các xe thu chung vào một thùng. Chị em phụ nữ Phú Văn rất mong trong thời gian tới nhận được sự hỗ trợ để việc bảo vệ môi trường được thực hiện thuận tiện và hiệu quả.

Huyền Chi

       Xã Điện Phước nằm về phía tây của thị xã Điện Bàn. Toàn xã có 8 thôn, 3.383 hộ với 12.839 nhân khẩu. Những năm qua, xã Điện Phước quyết tâm huy động sức mạnh tổng hợp, sự hỗ trợ của cấp trên, phát huy tinh thần đoàn kết, nội lực từ sức dân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng NTM kiểu mẫu, trở thành một vùng quê đáng sống. Bức tranh quê xã Điện Phước ngày càng có nhiều gam màu tươi tắn và trong mùa Xuân mới, niềm vui của chính quyền địa phương, người dân và bà con đồng hương được nhân lên khi được cấp trên công nhận xã đạt NTM kiểu mẫu.

       Mùa xuân này, ai ghé về Điện Phước đều có chung một cảm nhận đó là sự thay đổi trên quê hương Điện Phước ngày càng rõ nét, đời sống của người dân được nâng cao cả vật chất và tinh thần. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xã Điện Phước thực hiện có hiệu quả các Đề án của thị xã để phát triển sản xuất, từng bước hoàn thiện hạ tầng kinh tế xã hội như: Đề án phát triển Tái cơ cấu nông nghiệp, đề án kiên cố hóa giao thông nông thôn, đề án phát triển giáo dục. UBND thị xã đã phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng quy định quản lý kèm theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xã Điện Phước giai đoạn đến năm 2030 và năm 2045.

       Để triển khai chủ trương đồng bộ, hiệu quả, Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm giữ vững và nâng chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. UBMTTQVN xã, các tổ chức chính trị phối hợp với UBND xã triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

       Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý nông thôn mới xã xác định thông tin, tuyên truyền là một giải pháp quan trọng nên các hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng, phong phú, đổi mới nội dung và hình thức như đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân, phát động các phong trào thi đua, các cuộc thi văn hoá, văn nghệ, sáng tác về nông thôn mới; kịp thời ghi nhận, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi khu dân cư cũng như kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững và phát huy vai trò chủ thể của người dân.

       Xác định, nâng cao đời sống của người dân là vấn đề quan trọng nhất, Đảng, chính quyền và nhân dân Điện Phước đã chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn với diện tích 378 ha, áp dụng KHKT vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây trồng, đẩy mạnh các mô hình chuyên canh, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết bao tiêu sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn xã có 2 HTX hoạt động hiệu quả, hằng năm HTX có tổ chức liên kết các Công ty trong và ngoài tỉnh, tổ chức sản xuất lúa giống, mỗi năm liên kết sản xuất lúa giống từ 300 ha - 350ha. HTX làm tốt vai trò “bà đỡ” cho nhân dân trong mua phân, giống, thuốc trả chậm, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân yên tâm sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn xã được sự quan tâm của UBND tỉnh đầu tư cho xã cánh đồng lúa lai 103 ha, tại thôn Hạ Nông Tây, tạo tiền đề mở rộng, liên kết phát triển trong thời gian đến giữa người nông dân với các doanh nghiệp. Chương trình ICM “3 giảm, 3 tăng” được địa phương thường xuyên, áp dụng phương pháp sạ hàng với 135 công cụ, áp dụng cho 378 ha.

       2 sản phẩm “Sữa bắp Thu Bồn” và “Trầm hương Thiên Vạn Hương” đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm được trưng bày tại các hội chợ, triển lãm do tỉnh, thị xã tổ chức, đem lại thu nhập cho chủ thể có sản phẩm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Nhiều mô hình chăn nuôi bò 3B đang phát triển mạnh, mỗi hộ nuôi từ 10 con đến 70 con bò lai 3B..., các mô hình nuôi ếch, nuôi cá, nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đồng thời địa phương mời gọi đầu tư phát triển CN-TTCN, TMDV và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ và kết nối với nhiều địa phương nên thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển. Toàn xã hiện có hơn 520 hộ sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng,thu hút nhiều công ty, xí nghiệp về đầu tư trên địa bàn xã, hằng năm đã giải quyết hơn 500 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.Tổng giá trị toàn nền kinh tế năm 2023 đạt 489 tỷ đồng, tăng gần 13 % so với năm 2022. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 68 triệu đồng/người/năm (tăng 41 triệu 900 ngàn đồng/người/năm so với năm 2015 về đích xã NTM); cao hơn quy định xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là 2 triệu 160 ngàn đồng. Khi đời sống được nâng cao, nhận thức xây dựng NTM là một chủ trương đúng đắn nên người dân tự nguyện hiến đất, tự di dời tường rào cổng ngõ, mở rộng nâng cấp giao thông, hơn 500 hộ đã hiến đất, vật kiến trúc với tổng giá trị trên 60 tỷ đồng.

       Cụ ông Trần Văn Thành, người dân thôn Nhị Dinh 3, năm nay tuổi đã 90 nhưng vẫn còn minh mẫn. Ngày nào bà con làm đường hay vệ sinh đường làng ngõ xóm, ông đều ra động viên, trò chuyện và không giấu được niềm vui của mình. Khi đường sá đã mở rộng, không còn cảnh nắng bụi mưa bùn, ô tô về làng như đi trên phố, người dân phấn khởi trồng hoa, cây xanh hai bên đường. 

       Trên địa bàn xã có tổng cộng 5 tuyến đường xã (ĐX) với tổng chiều dài 7,1 km được đầu tư xây dựng khá khang trang với bề rộng nền đường từ 5,5m -7,5m, bê tông mặt đường từ 4m - 5,5m. Hai bên lề đường trồng cây xanh, gắn biển báo giao thông, biển chỉ dẫn, một số vị trí đặt đèn tín hiệu, gờ giảm sốc, lắp điện chiếu sáng, đảm bảo mỹ quan và đảm bảo việc đi lại của bà con nhân dân. Các chi hội đoàn thể thường xuyên phát động ra quân vệ sinh môi trường, phát quang cỏ dại. Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm đạt tỷ lệ 100%. Xã đã  nâng cấp mở rộng 39 tuyến GTNT, 47 tuyến ngõ xóm, 95 tuyến giao thông nội đồng.

       Điểm nổi trội trong quá trình xây dựng NTM ở Điện Phước là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục. Hệ thống trường lớp và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Mạng lưới trường lớp đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được đầu tư. 100% trường học các cấp đều đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2, 4 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 là MG Điện Phước, TH Nguyễn Thành Ý, Tiểu học JunKo và THCS Trần Quý Cáp. Xã Điện Phước được UBND thị xã Điện Bàn công nhận xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn Phổ cập xóa mù chữ mức độ 2. Cộng đồng học tập cấp xã được xếp loại Tốt. Điện Phước là đơn vị luôn dẫn đầu thị xã trong công tác khuyến học khuyến tài, mỗi năm Hội khuyến học xã vấn động hàng trăm triệu đồng để tổ chức khen thưởng và hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên khó khăn. 4 trường học đều có thư viện.

       Ở các điểm công cộng lắp đặt các dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời, thu hút đông đảo người dân đến luyện tập, giải trí, tạo sân chơi cho người lớn và trẻ em. Nhà văn hóa - khu thể thao 8 thôn được đầu tư nâng cấp, khang trang sạch đẹp, nhà văn hoá thôn có sân bóng chuyền, bàn bóng bàn, sân bóng đá phục vụ nhân dân vui chơi giải trí. Các thôn thành lập câu lạc bộ bóng chuyền hơi, thể dục nhịp điệu, câu lạc bộ dưỡng sinh kinh lạc, hình thành một số câu lạc bộ xe đạp buổi sáng, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại thôn Nhị Dinh 1, Câu lạc bộ võ cổ truyền…; Các loại hình hoạt động văn hoá, văn nghệ ngày phát triển rộng khắp và chất lượng.

       Tiểu công viên có diện tích 1.000 m2 được bố trí trụ đèn chiếu sáng, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời phục vụ cho trẻ em, người cao tuổi vui chơi giải trí. Đặc biệt, một hoạt động thể thao vùng sông nước mang đậm nét văn hoá là giải đua ghe truyền thống trên sông Hạ Nông được tổ chức vào mùng 4 tết âm lịch hằng năm, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bà con nhất là những người con làm ăn xa về quê đón Tết. Các giải thi đấu giao lưu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cờ tướng tạo không khí sôi nổi và gắn kết, đồng thời tuyển chọn các vận động viên thi đấu các giải do thị xã và tỉnh tổ chức. Những đêm văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, Liên hoan văn nghệ các tôn giáo đã làm ngày Tết cổ truyền thêm sắc màu, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Ngày hội đại đoàn kết thực sự là ngày hội lớn khi bà con các thôn gặp gỡ, tham gia trò chơi dân gian, thi nấu ăn.

       Công tác xây dựng “Gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa” và “thôn, xóm văn hóa” đạt được những kết quả quan trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa làng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh. Năm 2023, xã Điện Phước đạt chuẩn “Xã văn hoá Nông thôn mới 7 năm liền” trong đó Hạ Nông Tây 21 năm, Hạ Nông Đông và La Hòa 13 năm, Nhị Dinh 1 và Nhị Dinh 2: 9 năm. Đến cuối năm 2024, xã Điện Phước có 8/8 thôn được UBND thị xã Điện Bàn công nhận thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2022-2025. 8 thôn trên đều xây dựng phương án giữ chuẩn, nâng chuẩn.

       Điện Phước là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, kinh tế xã hội của địa phương, hiện nay xã Điện Phước đang đầu tư xây dựng chợ mới với tổng diện tích 5.021 m2 (giai đoạn 1 đã triển khai với diện tích 3.170m2), với tổng kinh phí 13 tỷ đồng, thuận tiện cho việc buôn bán và đảm bảo an toàn giao thông.

       Việc đầu tư công trình nhà ở và các công trình phụ trợ được nhân dân ngày càng chú trọng. Ngày càng có nhiều công trình nhà ở kiên cố, nhà cao tầng được xây dựng mới trong các khu dân cư, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

       Tổng nguồn vốn được huy động luỹ kế từ khi triển khai Chương trình NTM đến năm 2023 là 155 tỷ 504 ngàn đồng; trong đó vốn trực tiếp từ CTMTQG nông thôn mới: 25 tỷ 664 triệu đồng chiếm 16,5%. Đến thời điểm này, xã Điện Phước đảm bảo duy trì, nâng cao 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025. Hiện nay, các phòng ban thị xã đã thẩm tra Điện Phước đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và trình tỉnh thẩm định công nhận xã ĐP đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu năm 2024. Có thể nói xã đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy, UBND thị xã và sự hỗ trợ của VPĐP NTM, các Phòng ban thị xã; sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND xã, sự quản lý điều hành của UBND xã, sự phối hợp, giám sát của HĐND, UBMT cùng các tổ chức đoàn thể chính trị của xã và sự đồng tình hưởng ứng của bà con nhân dân. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng đạt xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

        “Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể”, xã Điện Phước phát huy những kết quả đạt được để tiếp tục xây dựng NTM toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước. Mùa xuân mới, đi trên những con đường đầy hoa và những bức tranh bích hoạ, những người con xa quê về nhà đón Tết ngỡ ngàng trước bao đổi thay của quê nhà. Xây dựng NTM kiểu mẫu ở Điện Phước không được những thuận lợi như một số xã khác nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng uỷ, sự điều hành của UBND xã, sự phối hợp của UBMT và các hội đoàn thể từ xã đến thôn, sự ủng hộ, đóng góp của bà con đồng hương xa quê và đặc biệt sự hưởng ứng của người dân trong xã, xã đã được tỉnh công nhận là xã NTM kiểu mẫu trong năm 2024. Niềm vui đã đến với từng người, từng gia đình trong mùa Xuân này.

Huyền Chi

       Xác định là đơn vị tập trung giữ chuẩn và nâng xã Nông thôn mới, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu vì vậy năm qua, Hội nông dân xã Điện Phước luôn tập trung công tác tuyên truyền, vận động để hội viên nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đồng thời tích cực giữ vững các tiêu chí nông thôn mới và tham gia hưởng ứng thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại địa phương.

       Hiện nay, xã Điện Phước có 2.262 hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó hội viên nông dân là 1.643 hội viên, chiếm 72,63%. Trong năm qua, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng về quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách của nhà nước về chương trình xây dựng NTM. Qua đó, đã làm cho cán bộ, hội viên, nông dân xác định rõ nguyên tắc và phương châm của công cuộc xây dựng NTM, đó là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Ngoài việc lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp dân hay hội nghị, hội thảo về nông nghiệp, Hội Nông dân xã còn trực tiếp đến thăm và tuyên truyền về xây dựng NTM ngay tại các mô hình, các hộ gia đình.

       Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên và nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất phát triển kinh tế. Phối hợp với Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn, UBND, khảo sát nhu cầu lao động, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… cho hàng trăm lượt hội viên nông dân ở các thôn trong xã, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng, con vật nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Đồng thời, đã tư vấn hướng dẫn bà con nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất. Nhờ đó, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế mới, như mô hình trang trại bò 3B, mô hình cây ăn quả, mô hình trồng nấm, máy gặt đập liên hợp… mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho nông dân…

       Đồng thời, hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng NTM của địa phương, Hội nông dân xã đã vận động hội viên, nông dân đóng góp công sức, di dời tường rào cổng ngõ để xây dựng mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, chỉnh trang nhà ở… Chính từ những đóng góp đó của Hội Nông dân xã cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể chính quyền và nhân dân xã nhà, Điện Phước đã hoàn thành được 19/19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

       Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được cán bộ và hội viên nông dân tích cực tham gia, hưởng ứng với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả; nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư kinh phí, sức lao động để phát triển trang trại, gia trại, mô hình  kinh tế hộ, nhất là trong điều kiện xã Điện Phước đang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cùng với các chính sách khuyến khích hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Tỉnh và Thị xã nên đến nay trên địa bàn xã đã có trên 10 mô hình phát triển sản xuất, trong đó 05 mô hình quy mô vừa và 6 mô hình quy mô nhỏ, điển hình là mô hình: Chăn nuôi bò BBB thương phẩm liên kết quy mô 100 con/lứa/mô hình lợi nhuận hằng năm hơn 1 tỷ đồng thu hút nhiều Cán bộ hội viên nông dân từ các địa phương đến tham quan học tập; mô hình nuôi thỏ thịt 500con/lứa; mô hình nuôi chồn hương hộ gia đình, mô hình trồng nấm bào ngư, nấm rơm tại hộ gia đình. Hỗ trợ xây dựng 01 chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò với 31 thành viên với 325 con bò lai sinh sản, bò 3B thương phẩm, 01 Tổ hợp tác Chăn nuôi heo có 3 thành viên, hiện đang tham gia chăn nuôi khoảng gần 50 con heo.

       Từ đó góp phần vào phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo; Từng bước làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Những kết quả đó đã trực tiếp tạo nên những khởi sắc của bộ mặt nông thôn đặc biệt là đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, nông dân.

       Trong thời gian đến, Hội nông dân xã Điện Phước tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Phối hợp với các ngành chuyển giao những tiến bộ KHKT trong sản xuất và trong chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất và phát triển kinh tế tăng thu  nhập kinh tế hộ gia đình… góp phần xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Thu Hằng

        Đảng bộ, chính quyền xã Điện Tiến xác định, phát triển sản xuất nông nghiệp là trọng tâm tạo ra tiền đề để phát triển CN-TTCN và TM-DV. Với hướng đi đó, Đảng bộ, chính quyền đã chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cơ sở hạ tầng dần dần được đầu tư xây dựng... Từ đó đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc.

        Cùng với các địa phương khác, Điện Tiến bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn thách thức như xã chưa được quy hoạch, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống kinh tế người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, manh mún nhỏ lẻ, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng góp sức của nhân dân, đến cuối năm 2016 xã Điện Tiến được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, về đích trước 3 năm so với kế hoạch đề ra, được trung ương khen thưởng xã có thành tích suất sắc nhất trong phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

        Xác định nhiệm vụ duy trì, giữ chuẩn và nâng chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Điện Tiến. Nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng uỷ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, giữ chuẩn xã nông thôn mới;tuyêntruyềnsâu rộng tạo được chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới.

          Từ kết quả đánh giá, UBND xã đã lập đề án xây dựng xã NTM nâng cao, Đồ án quy hoạch xã NTM, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời xây dựng phương án chi tiết, lộ trình đầu tư thực hiện các tiêu chí, trong đó đối với các tiêu chí cần nguồn kinh phí đầu tư thì thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các tiêu chí không cần kinh phí đầu tư thì tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay thực hiện.

          Nhìn chung, từ sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới đến cuối năm 2023, để duy trì giữ chuẩn, nâng cao chất lượng tiêu chí và xây dựng xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nhân dân xã Điện Tiến đã hiến trên 13.000m2 đất, di dời gần 11.600m tường rào, cổng ngõ kiên cố. Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn theo quy hoạch trên địa bàn từ 2,5m-3m lên 5,5m-7,5m, với chiều dài gần 12km như tuyến đường ridep (ĐH.16); đường từ Khe nước đến cống ông Sung (ĐX.3) đường trường Mẫu giáo Xóm Trung qua xóm Bắc, chiều dài các tuyến đường có mặt đường rộng từ 3,5m-5,5m tăng thêm so với thời điểm công nhận xã nông thôn mới hơn 3,07km, xây dựng hệ thống mương thoát nước trong khu dân cư, trồng cây xanh, trồng hoa trên tất cả các trục đường thôn, xóm, 100% các tuyến đường giao thông đều có điện chiếu sáng về ban đêm. Bên cạnh đó, cùng với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình, nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa các Trường học, Nhà văn hóa - Khu thể thao các thôn trên địa bàn xã. Thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương, thuỷ lợi; giao thông nội đồng... góp phần đáng kể vào việc duy trì giữ chuẩn, nâng chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

          Ngoài tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân còn là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nông thôn mới, UBND xã chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh các mô hình chuyên canh, kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết bao tiêu sản phẩm; hiện nay trên địa bàn xã có 2 HTX hoạt động hiệu quả, hằng năm 2 HTX đều tổ chức liên kết các công ty trong và ngoài tỉnh, tổ chức sản xuất lúa giống, mỗi năm liên kết từ 100ha-120ha, HTX làm bà đỡ cho nhân dân mua phân, giống, thuốc trả chậm, tạo điều kiện tốt nhất cho người nông dân yên tâm sản xuất. Hội Nông dân xã Điện Tiến được UBND tỉnh công nhận sản phẩm “ Trà Cà Gai leo túi lọc” đạt sản phẩm OCOP 3*. Trong chăn nuôi, dù ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nhiều mô hình chăn nuôi bò 3B phát triển mạnh, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, mô hình nuôi gà thả vườn tận dụng phế phẩm nông nghiệp, mỗi hộ nuôi từ 300 - 500 con. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 57,27 triệu đồng/người/năm (tăng 28,84 triệu đồng so với năm 2016, thời điểm về đích xã NTM); tỷ lệ hộ nghèo còn 0,76% (giảm 2,7% so với cuối năm 2016; từ 71 hộ xuống còn 17 hộ vào cuối năm 2023); số hộ nghèo đều thuộc hộ bảo trợ xã hội, không có khả năng thoát nghèo.

          Sự nghiệp giáo dục phát triển khá toàn diện, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư đúng mức, các trường học trên địa bàn xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hằng nămcó trên 95%gia đình văn hóa,4/5 thôn đạt thôn văn hóa 5 năm liền trở lên, đạt 80%, cơ sở vật chất, thiết bị y tế được đầu tư, đội ngũ y, bác sĩ được chuẩn hóa. 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế, Trạmy tếtiếp tục giữ chuẩn quốc gia về y tế.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có xảy ra điểm nóng về chính trị, không có tụ điểm phức tạp, không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội.

          Với những kết quả đạt được đó, cuối năm 2023, xã Điện Tiến duy trì giữ chuẩn được 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới; 4/5 thôn duy trì giữ chuẩn được thôn nông thôn mới kiểu mẫu, được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tổng nguồn vốn được huy động từ khi triển khai chương trình NTM đến năm 2023 là 147 tỷ 265 triệu đồng. Từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp Chương trình và các nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế... đảm bảo chuẩn theo quy định, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bộ mặt nông thôn được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

          Theo Bí thư Đảng uỷ xã Đỗ Diên và Chủ tịch UBND xã Lê Văn Sĩ, trong thời gian đến Đảng ủy - HĐND – UBND – UBMTxã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân ra sức giữ gìn và nâng cao mức độ đạt các tiêu chí,tạo tiền đề xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Huyền Chi

TIN MỚI NHẤT

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số lượt truy cập:
019884808
Hôm nay
Hôm qua
5419
7403