

0235.3867334
Chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ được biết đến là Chi hội phó phụ nữ trẻ tuổi nhất xã Điện Hoà. Sinh ra tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc có chồng về xã Điện Hoà, với nhiệt huyết phong trào vì công tác xã hội, chị đã dản xếp thời gian, công việc gia đình để tham gia hỗ trợ cho chi hội trưởng phụ nữ thôn La Thọ 1 thực hiện nhiệm vụ phong trào công tác phụ nữ.
Công việc hằng ngày của chị là bán shop áo quần thể thao với các mặt hàng giày, dép, trang phục, phụ kiện thể thao mẫu mã đa dạng, trẻ trung, phù hợp với các lứa tuổi và làm thêm các loại hương, nụ, trầm mang thương hiệu Trầm hương Thanh Thuỷ, sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương và tỉnh thành phia Bắc.
Được sự hỗ trợ của gia đình cùng tinh thần nhiệt huyết với phong trảo phụ nữ, chị Thuỷ luôn hăng hái, hỗ trợ Hội LHPN xã trong các hoạt động tại thị xã như tham gia Liên hoan Dân vũ “Vũ điệu khoẻ, đẹp” lần thứ 3 tại thị xã, tham gia Toạ đàm tham vấn khởi nghiệp tại chuỗi hoạt động TechFest Điện Bàn 2023, trưng bày sản phẩm Hương Trầm Thanh Thuỷ. Đặc biệt trong năm 2023 tham gia Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu về chuyển đổi số và tiện ích khi phụ nữ tham gia mô hình không sử dụng tiền mặt năm 2023” do Hội LHPN thị xã tổ chức, chị đã giành giải nhất.
Tuổi còn rất trẻ nên chị tiếp cận với công nghệ 4.0 nhanh chóng, tại cừa hàng áo quần thể thao chị livetream trên trang Facebook cá nhân để bán hàng, sử dụng mã quét QR chuyển khoản không dùng tiền mặt đối với khách hàng sử dụng các tiện ích dịch vụ công nghệ thông tin.
Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, thực hiện theo Kế hoạch của Hội LHPN xã về thực hiện chương trình “Gian hàng yêu thương”,“Bánh tét ngày xuân - Sẻ chia yêu thương”, chị đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng video ghi lại quá trình từ khâu bắt đầu chuẩn bị cho công tác nấu bánh đến trao tặng những đòn bánh tét yêu thương đến các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thôn phát trên mạng xa hội, lan toả việc làm tốt đẹp này đến với người dân trong xã và bà con xa quê.
Với những đóng góp tích cực, chị là một trong những tấm gương tiêu biểu về thực hiện 3 nội dung của phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; góp phần “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” của Hội LHPN xã Điện Hoà.
Huyền Chi
Nêu cao truyền thống cách mạng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử là một trong những nội dung tuyên truyền xuyên suốt trong các hoạt động của tổ chức Hội nông dân. Cuối tuần qua, ban chấp hành Hội nông dân xã Điện Phước đã tổ chức hành trình Tìm về địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước (30/04/1975-30/4/2024); kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/5/2024); kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”. Qua đó, để giáo dục truyền thống lịch sử, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tham dự cuộc hành trình có ông Nguyễn Chánh Thiện, Chủ tịch HND thị xã Điện Bàn cùng các đồng chí trong BTV Hội nông dân thị xã; ông Huỳnh Đức Hồng, Bí thư Đảng uỷ xã cùng các đồng chí lãnh đạo xã, ban chấp hành, ban thường vụ Hội Nông Dân xã; Chi hội trưởng, chi hội phó và hội viên nông dân xã Điện Phước
Đoàn đã tham quan, tìm hiểu Tượng đài Mẹ Thứ tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong không khí trang nghiêm, thành kính, đoàn đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ, tri ân sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng liệt sĩ vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày nay. Dâng hoa và dâng hương tại tượng Đài mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ. Các đồng chí đã được hiểu rõ hơn về cuộc đời mẹ Thứ; những hi sinh vĩ đại của mẹ…. Toàn bộ quần thể kiến trúc của tượng đài được thiết kế 8 trụ huyền thoại có khắc họa hình ảnh của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng với nhiều cung bậc cảm xúc, gương mặt khác nhau. Ở mỗi trụ đều được xây dựng bằng đá Sa Thạch với đường kính hơn 1,2 mét, chiều cao 9 mét để khắc ghi những công lao vĩ đại của các Bà mẹ Việt Nam Ánh hùng, là nơi dành để tưởng nhớ tới người mẹ anh Hùng vĩ đại Nguyễn Thị Thứ.
Tiếp tục cuộc hành trình, đoàn di chuyển đến tại khu di tích quốc gia Địa đạo Kỳ Anh – Tam Thăng – Tam Kỳ. Tại đây, đoàn được tận tình hướng dẫn và giới thiệu về khu di tích. Địa đạo Kỳ Anh là dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nó thể hiện ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo, vì độc lập tự do, vì sự sống còn của quê hương của Đảng bộ, quân và dân Kỳ Anh. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất ở chiến trường Quảng Nam những năm 1964 – 1975 quân dân xã Kỳ Anh đã trường kỳ kháng chiến, anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu, bám trụ đánh bại và tiêu diệt nhiều sinh lực kẻ thù làm cho địch “Bạt vía kinh hồn”, tính sáng tạo đó được thể hiện qua việc đào Địa đạo trong lòng đất, một thành đồng lũy thép, Địa đạo của lòng dân đã góp phần đấu tranh thắng lợi giải phóng miền Nam là mốc son chói lọi trang sử vàng Quảng Nam “Trung dũng kiên cường trận đầu diệt Mỹ”.
Trước đó, đoàn cũng đã tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình làm ăn kinh tế giỏi đó là mô hình nuôi lươn không bùn của ông Lê Chỉ Bộ, thôn Vân Quật Hội Nông dân xã Duy Thành, Duy Xuyên. Tại mô hình đến thăm, chủ mô hình đã giới thiệu tổng quan về mô hình và truyền đạt kinh nghiệm, quy trình nuôi lươn trong bể; cách chăm sóc và phòng bệnh cho con lươn; kỹ thuật làm bể nuôi, chọn giống, cách phòng bệnh cho lươn.
Các hoạt động trên nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân được tiếp cận, học tập các mô hình kinh tế hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khuyến khích, khích lệ phong trào cho cán hộ, hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu con giống, xây dựng nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Qua đó, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thu Hằng